-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Cẩm nang Du lịch Kon Tum 2025: Top 10 địa điểm nổi tiếng
Kon Tum là một tỉnh thuộc vùng cực bắc Tây Nguyên của Việt Nam, nằm ở ngã ba Đông Dương, phần lớn nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn và được mệnh danh là "vùng đất bazan huyền thoại". Nơi đây nổi tiếng với những cảnh đẹp hoang sơ, hùng vĩ và cả những nét văn hóa đậm đà bản sắc của các dân tộc thiểu số.
1. Thời gian lý tưởng để du lịch Kon Tum
Kon Tum mang khí hậu đặc trưng của vùng cao với không gian luôn mát mẻ quanh năm. Khí hậu Kon Tum chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Mỗi mùa, Kon Tum lại thu hút du khách bằng vẻ đẹp riêng: tháng 1 là mùa cao su thay lá; tháng 3 thì bắt đầu vào mùa cà phê nở trắng trời; tháng 11, 12 là mùa của dã quỳ vàng rực phủ khắp núi đồi, là mùa của những lễ hội truyền thống của các dân tộc.
![Ảnh: WeTrek](https://cdn3.ivivu.com/2017/05/du-lich-kon-tum-ivivu-22.jpg)
2. Phương tiện di chuyển khi đi du lịch Kon Tum
2.1. Phương tiện di chuyển đến Kon Tum
Máy bay: Sân bay Pleiku (Gia Lai) là sân bay gần Kon Tum nhất, cách khoảng 100km. Từ sân bay Pleiku, du khách có thể di chuyển đến Kon Tum bằng xe taxi hoặc xe buýt.
Xe khách: Có nhiều nhà xe uy tín khai thác tuyến xe khách từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,... đến Kon Tum. Thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Kon Tum khoảng 24 tiếng, từ TP. Hồ Chí Minh khoảng 12 tiếng và từ Đà Nẵng khoảng 8 tiếng.
Xe máy: Nếu bạn thích phượt, bạn có thể đi xe máy đến Kon Tum. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý về vấn đề an toàn giao thông và chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết cho chuyến đi.
![du-lich-kon-tum9](https://cuongdulich.com/assets/posts/1717422009-du-lich-kon-tum9.jpg)
Ảnh: Sưu tầm
2.2. Phương tiện di chuyển ở Kon Tum
Taxi: Taxi là phương tiện di chuyển phổ biến nhất trong nội thành Kon Tum. Du khách có thể dễ dàng bắt taxi ở các điểm du lịch, khách sạn hoặc trên đường phố.
Xe ôm: Xe ôm là phương tiện di chuyển tiết kiệm hơn so với taxi. Tuy nhiên, bạn cần mặc cả giá trước khi đi.
Xe buýt: Xe buýt là phương tiện di chuyển tiết kiệm nhất. Tuy nhiên, hệ thống xe buýt ở Kon Tum chưa phát triển mạnh, nên du khách cần lưu ý về thời gian và lộ trình di chuyển.
Thuê xe máy: Thuê xe máy là một lựa chọn tốt để du khách tự do khám phá các địa điểm du lịch ở Kon Tum. Du khách có thể thuê xe máy ở các khách sạn, nhà nghỉ hoặc cửa hàng cho thuê xe máy. Tuy nhiên, du khách cần tuyệt đối tuân thủ Luật An toàn giao thông.
3. Ở đâu khi đi du lịch Kon Tum
Kon Tum có nhiều lựa chọn lưu trú phù hợp với mọi nhu cầu và ngân sách. Tùy vào điều kiện, sở thích, bạn có thể tham khảo các loại hình lưu trú như Indochine Hotel Kon Tum, De Vivre Homestay Măng Đen, Homestay Kon Plông, ...
![Không có mô tả ảnh.](https://scontent.fhan19-1.fna.fbcdn.net/v/t39.30808-6/464293253_960376882794177_8806324548493150157_n.jpg?_nc_cat=109&ccb=1-7&_nc_sid=833d8c&_nc_eui2=AeGObm2-4FDWd4XqRpr7tugbMGVcENEK1X0wZVwQ0QrVfbfgewBPaxcNpV3LtU6opGLBqSpFJUMSF_EF4ESrJFx1&_nc_ohc=0mbrYv242r0Q7kNvgHYHFqd&_nc_oc=Adj5qdvAkE_o8j44HTp7sd1HJYZ3Eoy_nZ_SJXYyUu3r9E-ieZfU3kGBNMVzmntSnSU&_nc_zt=23&_nc_ht=scontent.fhan19-1.fna&_nc_gid=APRSmb4zTC1ifeVQrUrIFy5&oh=00_AYAc5O7Ww7aqRoebvdsF-YDKOQBXQ4ySH_YJzi7p7rO7xQ&oe=6771516E)
Ảnh: Sưu tầm
4. Những địa điểm du lịch nổi tiếng Kon Tum
4.1. Măng Đen
Được mệnh danh là Đà Lạt thứ hai của Kon Tum, Măng Đen là một thị trấn thuộc huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum, có rừng nguyên sinh và nhiều hồ, thác nước. Khí hậu nơi đây mát mẻ trong lành, thích hợp cho du khách tránh nóng mùa hè. Nằm ở độ cao 1.100 – 1.400m so với mặt biển, giữa ngút ngàn thông và hoa rừng nên thời tiết ở Măng Đen lúc nào cũng se se lạnh. Đến với Măng Đen bạn sẽ được đi trên con đường quanh co với hai bên là những rặng thông xanh ngắt, thoang thoảng mùi nhựa thông. Văng vẳng là tiếng chim hót líu lo, khí hậu mát lành mang nét hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng.
![Du-lich-kon-tum-7](https://i2.ex-cdn.com/crystalbay.com/files/content/2024/06/25/du-lich-kon-tum-7-1506.jpg)
Ảnh: Sưu tầm
4.2. Ngã ba Đông Dương
Ngã ba Đông Dương, nơi giao nhau của ba đường biên giới Việt Nam, Lào và Campuchia, đánh dấu điểm cuối của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Nơi đây là một điểm đến mang ý nghĩa lịch sử và địa lý quan trọng.
Đường lên Ngã ba Đông Dương khá dốc và quanh co, nhưng cảnh quan thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ sẽ khiến bạn quên đi mệt mỏi. Đứng trên đỉnh đồi, bạn có thể phóng tầm mắt bao quát cả một vùng rộng lớn, ngắm nhìn những cánh rừng xanh bạt ngàn và cảm nhận không khí trong lành của núi rừng Tây Nguyên.
Tuy nhiên, để đến được Ngã ba Đông Dương, bạn cần phải xin phép và làm thủ tục tại đồn biên phòng gần nhất.
![Ảnh: mapio Ảnh: mapio](https://cdn3.ivivu.com/2017/05/du-lich-kon-tum-ivivu-5.jpg)
Ảnh: Sưu tầm
4.3. Nhà thờ Kon Tum
Nhà thờ chính tòa Kon Tum hay còn được gọi là nhà thờ Gỗ, được xây dựng vào năm 1913 do các linh mục người Pháp khởi xướng, hiện nay dùng làm nhà thờ chính tòa, nơi đặt ngai tòa của vị giám mục giáo phận Kon Tum. Nhà thờ này theo kiến trúc Roman kết hợp với kiến trúc nhà sàn của người Ba Na – sự kết hợp giữa phong cách châu Âu và nét văn hóa của Tây Nguyên Việt Nam. Điều đặc biệt của công trình này là được làm hoàn toàn bằng gỗ cà chít, không dùng bê tông cốt thép và vôi vữa để sơn trét. Hệ thống cột, rui mè ở đây được chạm khắc tỉ mỉ, công phu làm toát lên khí chất tự nhiên nhưng hào hùng của người dân bản địa.
![Ảnh: B É O K H Ù M Ảnh: B É O K H Ù M](https://cdn3.ivivu.com/2017/05/du-lich-kon-tum-ivivu-13.jpg)
Ảnh: Sưu tầm
4.4. Cầu treo Kon Klor
Nhắc đến các điểm tham quan nổi tiếng của du lịch Kon Tum không thể bỏ quá cầu treo Kon Klor – cây cầu nối liền hai bờ sông Đắk Bla huyền thoại. Từ trên cây cầu này, phóng tầm mắt ngắm nhìn không gian làng mạc, đồng lúa, ruộng ngô, bãi mía xung quanh cùng với dòng sông mải miết chảy ngay dưới chân cầu, du khách sẽ cảm thấy tâm hồn mình như thoáng đạt hơn.
![Cầu treo Kon Klor (Ảnh sưu tầm)](https://cdn.vntrip.vn/cam-nang/wp-content/uploads/2017/10/cau-treo-Kon-Klor-e1508470913138.jpg)
Ảnh: Sưu tầm
4.5. Vườn quốc gia Chư Mom Rây
Vườn quốc gia Chư Mom Ray nằm ở phía bắc Tây Nguyên và phía tây của tỉnh Kon Tum, trên địa phận của 2 huyện Sa Thầy và Ngọc Hồi. Nơi đây có tính đa dạng sinh học cao nhất trong các vườn quốc gia hiện nay với gần 1.500 loài thực vật, trong đó có 131 loài được xác định là quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng như phong lan, ngành hạt trần…
![Ảnh: lendang.vn Ảnh: lendang.vn](https://cdn3.ivivu.com/2017/05/du-lich-kon-tum-ivivu-17.jpg)
Ảnh: Sưu tầm
4.6. Sông Đắk Bla
Sông Đắk Bla trong lòng người dân Kon Tum là dòng sông mang tính biểu tượng bởi vì không có sông Đắk Bla thì không có Kon Tum, xét về mặt lịch sử cũng như địa lý. Đến phố núi Kon Tum, bạn sẽ ngỡ ngàng với hình ảnh dòng sông Đắk Bla như một dải lụa mềm uốn lượn điệu đà ôm gọn thành phố Kon Tum bé nhỏ, và sẽ thật ấn tượng khi nhìn thấy giữa vùng sông nước Đắk Bla bao la rộng lớn, những chiếc thuyền độc mộc như những chiếc lá rừng lững lờ trôi trên sông.
![Ảnh: tintaynguyen Ảnh: tintaynguyen](https://cdn3.ivivu.com/2017/05/du-lich-kon-tum-ivivu-18.jpg)
Ảnh: Sưu tầm
4.7. Tòa giám mục Kon Tum
Tòa giám mục được xây dựng vào năm 1935 là sự kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc truyền thống của dân tộc bản địa cùng với lối kiến trúc phương Tây. Ngoại trừ hàng trụ dưới sàn được xây bằng xi măng cốt thép thì toàn bộ phần còn lại của tòa nhà này được tạo nên từ các loại gỗ quý, có độ bền rất cao. Đặc biệt, tại đây có căn nhà truyền thống được coi như một bảo tàng nhỏ về vật dụng sinh hoạt, nông cụ, vật thể văn hóa các dân tộc bản địa đang sinh sống trên địa bàn.
![Ảnh: Triip Ảnh: Triip](https://cdn3.ivivu.com/2017/05/du-lich-kon-tum-ivivu-20.jpg)
Ảnh: Sưu tầm
4.8. Nhà rông Kon K’lor
Nhà rông Kon K’lor là biểu tượng của tình đoàn kết và sức mạnh cộng đồng của người dân. Nhà cao 22m, rộng trên 6m và dài hơn 17 m. Với thiết kế truyền thống cùng chất liệu bằng gỗ, tranh, tre, nứa, lá và những họa tiết, hoa văn công phu, tỉ mỉ, nơi đây chính là điểm đến thú vị cho du khách.
![Ảnh: Gody.vn Ảnh: Gody.vn](https://cdn3.ivivu.com/2017/05/du-lich-kon-tum-ivivu-19.jpg)
Ảnh: Sưu tầm
4.9. Núi Ngọc Linh
Núi Ngọc Linh là một phần của dãy Trường Sơn Nam. Với độ cao 2.600m, đây là địa điểm phù hợp cho người yêu thích bộ môn leo núi và những chuyến phiêu lưu mạo hiểm. Đặc biệt, trong dãy Ngọc Linh có loài nhân sâm nổi tiếng Việt Nam mang tên sâm Ngọc Linh mọc tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh thuộc Kon Tum và Quảng Nam ở độ cao 1.500m đến 2.100m.
![Núi Ngọc Linh nên thơ, hùng vĩ (Ảnh sưu tầm)](https://cdn.vntrip.vn/cam-nang/wp-content/uploads/2017/10/n%C3%BAi-ng%E1%BB%8Dc-linh-e1508472722165.jpg)
Ảnh: Sưu tầm
4.10. Thác Pa Sỹ
Khu du lịch sinh thái thác Pa Sỹ nằm trên địa phận làng Kon Tu Rằng của người Rơ Mâm, xã Măng Cành, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum, cách trung tâm huyện Kon Plong 6km về phía Tây Bắc. Khu du lịch sinh thái thác Pa Sỹ mang một vẻ đẹp hoang sơ với những cánh rừng thông nguyên sinh và hệ thống thác, hồ. Khí hậu nơi đây trong lành, mát mẻ quanh năm.
![Ảnh: Dũng Arsenal Ảnh: Dũng Arsenal](https://cdn3.ivivu.com/2017/05/du-lich-kon-tum-ivivu-9.jpg)
Ảnh: Sưu tầm
Nằm ở trung tâm khu du lịch là thác Pa Sỹ nằm ở độ cao khoảng 1.500m so với mực nước biển. Thác được hình thành từ 3 ngọn suối lớn nhất ở Măng Đen, nên được gọi là Pau Suh, theo tiếng dân tộc Rơ Mâm có nghĩa là 3 nguồn suối chụm lại thành một dòng. Sau này tên thác được đọc chệch đi thành Pa Sỹ.
4.11. Thác Yaly
Từ thành phố Pleiku, đi theo quốc lộ 14 đến thị trấn Phú Hoà khoảng 15km, bạn sẽ thấy đường rẽ dẫn vào thác Yaly. Đây là một trong những điểm du lịch Kon Tum siêu "hot", thu hút du khách từ khắp nơi. Thác Yaly được xem là dòng thác đẹp không kém gì thác Pa Sỹ. Thác có hồ nước khá rộng và nhiều đảo nhỏ. Các khối đá xếp chồng lên nhau theo hình bậc thang, nước từ đỉnh thác chảy xuống như dải lụa lấp lánh dưới ánh nắng vàng, làm cho không gian nơi đây trở nên mờ ảo, lãng mạn. Thiên nhiên hùng vĩ cùng thời tiết se lạnh sẽ mang lại cảm cho bạn giác thoải mái, giúp xua tan mọi lo âu sau những ngày áp lực công việc.
Ảnh: Sưu tầm
4.12. Làng Ba Rgốc
Làng Ba Rgốc, một ngôi làng cổ của người dân tộc Gia Rai ở Kon Tum. Làng được biết đến với những ngôi nhà sàn truyền thống, những điệu múa cồng chiêng say đắm và những nét văn hóa độc đáo của người dân tộc Gia Rai.
Làng Ba Rgốc được bao bọc bởi những tán rừng nguyên sinh xanh mát, tạo nên khung cảnh thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ. Người dân làng Ba Rgốc vẫn giữ gìn được nhiều nét văn hóa độc đáo của người dân tộc Gia Rai như: lội nhà sàn, lễ hội đâm trâu, lễ hội mừng lúa mới,... Du khách đến đây có thể cảm nhận được bầu không khí trong lành và mát mẻ.
Ảnh: Sưu tầm
4.13. Ngục Kon Tum
Ngục Kon Tum, (hay Nhà đày Kon Tum), một di tích lịch sử quốc gia tọa lạc tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Đây là nơi thực dân Pháp đã giam giữ và tra tấn các chiến sĩ cách mạng Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
Ngục Kon Tum được xây dựng từ năm 1930, nằm ở phía bắc sông Đăk Bla. Nhà ngục được thiết kế kiên cố với tường đá dày, cửa sắt chắc chắn và hệ thống canh gác nghiêm ngặt. Bên trong ngục có nhiều phòng giam chật hẹp, tối tăm, thiếu ánh sáng và không khí.
Ngày nay, Ngục Kon Tum đã trở thành một di tích lịch sử quan trọng, là nơi giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho các thế hệ trẻ.
Ảnh: Sưu tầm
4.14. Chùa Bác Ái
Chùa Bác Ái, (hay Tổ Đình Bác Ái hay Sắc Tứ Bác Ái Tự), một ngôi chùa cổ kính, có giá trị lịch sử quan trọng và là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại thành phố Kon Tum.
Chùa được xây dựng vào năm 1933 bởi Quản đạo Võ Chuẩn, một người có uy tín và đóng góp lớn cho sự phát triển của Phật giáo tại Kon Tum. Chùa đã được nhà vua ban tặng nhiều hiện vật quý giá, thể hiện sự quan tâm và ủng hộ của triều đình đối với Phật giáo ở vùng đất này.
Chùa Bác Ái mang đậm dấu ấn kiến trúc truyền thống của người Việt với mái ngói cong vút, cột gỗ chắc chắn và những hoa văn chạm khắc tinh xảo. Chùa có bố cục hình chữ "Môn" (門), gồm các khu vực chính như Chánh điện, Đông lang, Tây lang và Cổng tam quan. Bên trong chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá như tượng Phật, chuông đồng, hoành phi, câu đối...
Ảnh: Sưu tầm
5. Ăn gì khi đi du lịch Kon Tum
5.1. Gỏi lá Kon Tum
Đây là món ăn độc đáo gồm hơn 40 loại lá rừng, thịt heo luộc thái mỏng, tôm và loại nước chấm làm từ gạo nếp lên men, hành khô, mẻ, sa tế. Cách ăn món này “đúng chuẩn” là lấy lá cải hoặc lá mơ đặt ngoài, bên trong thêm lá chua và các loại lá khác tùy sở thích người ăn rồi cuốn lại thành phễu nhỏ, bỏ thịt, tôm vào trong.
![Ảnh: nga6989 Ảnh: nga6989](https://cdn3.ivivu.com/2017/05/du-lich-kon-tum-ivivu-11.png)
Ảnh: Sưu tầm
5.2. Xôi măng
Chỉ là món xôi nấu từ gạo nếp quen thuộc, kết hợp khéo léo với măng rừng nhưng đã trở thành món điểm tâm sáng thân thuộc với mỗi người dân tại Kon Tum. Cách làm xôi măng khá đơn giản và chẳng mấy cầu kỳ. Măng tươi sau khi được đào trên rừng về lột bỏ vỏ ngoài, rửa sạch và thái miếng vừa ăn. Qua công đoạn sơ chế để làm mất mùi ngái, măng được đem xào qua với gia vị để trở nên đậm đà. Gạo nếp chọn loại ngon đem ngâm trong nước muối loãng có pha thêm bột nghệ để lên màu khoảng 8 tiếng thì mang ra đồ chín.
![Những món đặc sản Kon Tum nhất định bạn phải thưởng thức 10](https://mia.vn/media/uploads/blog-du-lich/nhung-mon-dac-san-kon-tum-nhat-dinh-ban-phai-thuong-thuc-phan-2-2-1658654082.jpg)
Ảnh: Sưu tầm
5.3. Cà đắng
Cà đắng là món ăn dân dã của người dân tộc thiểu số Kon Tum. Cà đắng được xắt từng lát mỏng, xiên qua từng que đặt lên nướng, khi cà chuyển sang màu nâu sậm, dậy mùi thơm lan tỏa và vừa chín tới, vẫn còn giữ chút nước đắng, hơi dai dai, mềm mềm, chấm với muối tiêu rừng hoặc ăn kèm với thịt rừng nướng rất ngon. Ngoài ra cà đắng còn nấu thành nhiều món kho với tôm, tép bắt được dưới sông hay cà đắng um lươn, ếch, món nào cũng ngon, cũng dậy lên hương thơm quyến rũ.
![Ảnh: Indochina Voyages Ảnh: Indochina Voyages](https://cdn3.ivivu.com/2017/05/du-lich-kon-tum-ivivu-11.jpg)
Ảnh: Sưu tầm
5.4. Cá gỏi kiến vàng
Đến huyện Sa Thầy, Kon Tum nơi sinh sống của dân tộc Rơ Măm bạn nên thưởng thức cá gỏi kiến vàng độc và lạ. Món ăn mới nghe tên nhiều người cảm thấy sợ, nhưng khi được ăn rồi muốn ăn nữa. Cá suối bắt loại vừa phải, bằng ba ngón tay, đem về làm sạch, băm nhuyễn, vắt cho cạn nước để đỡ mùi tanh. Kiến vàng chọn ổ kiến non, còn cả trứng đem về giã nhỏ để riêng. Lấy muối hột, ớt xanh, tiêu rừng trộn chung cá với kiến vào, thêm chút thính gạo dậy lên mùi thơm. Khi ăn lấy lá sung cuốn lại vừa miệng và thưởng thức, vị ngọt của cá suối hòa vào vị béo của kiến non, vị cay xé của tiêu, ớt tạo nên hương vị ngon tuyệt.
![Những món đặc sản Kon Tum nhất định bạn phải thưởng thức 13](https://mia.vn/media/uploads/blog-du-lich/nhung-mon-dac-san-kon-tum-nhat-dinh-ban-phai-thuong-thuc-phan-2-5-1658654082.jpg)
Ảnh: Sưu tầm
5.5. Heo quay
Heo quay là món ăn đặc sản nổi tiếng của Kon Tum, được du khách yêu thích bởi hương vị thơm ngon, béo ngậy và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Món heo quay ở đây có cách chế biến khá độc đáo, sử dụng nhiều gia vị đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên, tạo nên hương vị đặc trưng không thể lẫn với bất kỳ nơi nào khác. Heo quay có lớp da vàng ươm, giòn rụm, thịt bên trong mềm ngọt, béo ngậy, thấm đẫm gia vị. Món ăn này thường được ăn kèm với bánh tráng, rau sống, dưa leo, chuối chát và nước chấm chua ngọt, tạo nên hương vị hài hòa và kích thích vị giác.
5.6. Cá tầm nấu măng
Tại cao nguyên Măng Đen, Kon Tum là vùng có nhiều hồ, nước mát lạnh quanh năm. Vì vậy cá tầm được nuôi và sinh trưởng thuận lợi ở đây. Cá tầm là loại cá xương sụn, toàn bộ hệ thống xương của cá cũng như đầu cá đều cấu tạo từ sụn, thịt cá tầm trắng, dai, có vị béo ngậy, thành phần dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ. Đến đây bạn được thưởng thức món cá tầm mới được bắt lên từ hồ tươi roi rói. Cá tầm được làm sạch, tẩm ướp gia vị từ các loại cây dược liệu của núi rừng Măng Đen, sau đó được hấp, um hoặc nướng.
![Những món đặc sản Kon Tum nhất định bạn phải thưởng thức 6](https://mia.vn/media/uploads/blog-du-lich/nhung-mon-dac-san-kon-tum-nhat-dinh-ban-phai-thuong-thuc-phan-1-5-1658589919.jpg)
Ảnh: Sưu tầm
Cá chua của đồng bào dân tộc Jẻ Triêng có hương vị đậm đà của núi rừng. Để chế biến món cá chua, đòi hỏi bạn cần tỉ mỉ và độ chính xác cao. Đây là một loại cá giống cá trôi nhưng mình dẹt và nhỏ hơn sống ở vùng sông suối Tây Nguyên. Theo kinh nghiệm của những người đồng bào dân tộc nơi đây, thì cá để càng lâu ăn càng ngon. Bởi cá để lâu thịt sẽ săn lại, ngấm gia vị và nhờ đó làm cho người ăn thấy vị mặn của muối, vị cay của ớt rừng, vị ngọt của lá bép, vị thơm của thính ngô và vị chua do hỗn hợp này đã được lên men… Tất cả quyện lại khiến cho miếng cá trở nên đậm đà hơn rất nhiều.
![Cá chua - món ăn có một không hai ở Kon Tum](https://datviettour.com.vn/uploads/images/tin-tuc-SEO/tay-nguyen/kon-tum/am-thuc/ca-chua-kontum.jpg)
Ảnh: Sưu tầm
5.8. Cơm lam
Nhắc đến các món ngon Kon Tum thì không thể bỏ quên cái tên cơm lam. Đây là món ăn phổ biến đối với người dân tộc Tây Nguyên, nhưng mỗi nơi lại mang một màu sắc và hương vị khác nhau. Món ăn này mời gọi thực khách đến đây bởi mùi nếp thơm quyện với ống nứa. Cơm lam Kon Tum vừa chắc vừa dẻo nên khi thưởng thức sẽ không gây cảm giác ngán. Nhiều khi không có thức ăn kèm, người ta vẫn cảm nhận rõ vị đậm đà của gạo và mùi thơm của nứa non.
![Những món đặc sản Kon Tum nhất định bạn phải thưởng thức 15](https://mia.vn/media/uploads/blog-du-lich/nhung-mon-dac-san-kon-tum-nhat-dinh-ban-phai-thuong-thuc-phan-2-7-1658654083.jpg)
Ảnh: Sưu tầm
6. Khi đi du lịch Kon Tum mua gì về làm quà.
6.1. Cà phê
Không chỉ có Đắk Lắk mà Kon Tum cũng là một trong những nơi trồng rất nhiều cafe ở Tây Nguyên. Ở Kon Tum không thiếu các cửa hàng bán đặc sản là cafe nguyên chất thơm ngon nên khi du lịch bạn có thể cân nhắc chọn loại đặc sản này làm quà. Cafe Kon Tum nổi tiếng bởi chất lượng, ngon sạch, khi uống bạn sẽ cảm nhận được hương vị của cao nguyên nồng đậm và màu hổ phách sóng sánh rất bắt mắt. Một số thương hiệu cafe ở Kon Tum bạn có thể tham khảo như cafe Đắk Hà, cafe Da Vàng…
![cà phê đặc sản Kon Tum mua làm quà cà phê đặc sản Kon Tum mua làm quà](https://luhanhvietnam.com.vn/du-lich/vnt_upload/news/01_2022/batch_cafe-thenaucoffee.jpg)
Ảnh: sưu tầm
6.2. Măng le khô
Du lịch Kon Tum bạn nhất định phải mang măng le về. Một đặc sản độc đáo của Tây Nguyên, mang hương vị chân tình của núi rừng cao nguyên. Quá trình chế biến công phu từ đào măng, gọt măng đến phơi nắng và sấy khô, tạo nên mỗi miếng măng le khô hương vị đặc trưng của rừng cao nguyên, là biểu tượng của ẩm thực Kon Tum.
![măng khô đặc sản Kon Tum mua làm quà](https://luhanhvietnam.com.vn/du-lich/vnt_upload/news/01_2022/batch_mang-kho-kon-tum-che_minhtrang.jpg)
Ảnh: sưu tầm
6.3. Thịt hun khói
So với bò một nắng ở Gia Lai hay thịt gác bếp của Tây Bắc thì thịt hun khói Măng Đen mang một hương vị hoàn toàn riêng biệt. Nhờ được tẩm ướp kỹ bằng các loại gia vị và dược liệu đặc trưng như hạt mắc khén, hạt dổi rừng…, thịt hun khói Măng Đen càng thêm thơm ngon. Thời gian sấy thịt kéo dài từ 3 – 6 tháng, giúp miếng thịt mềm mọng hơn. Những người bản địa có cách ăn thịt hun khói rất độc đáo. Họ đưa thịt vào tro bếp còn nóng ấm, đến khi thịt đủ nhiệt độ thì đập để cho tro bếp bay đi rồi xé thịt thành sợi và thưởng thức.
![Thịt hun khói](https://static.vinwonders.com/production/dac-san-mang-den-8.jpg)
Ảnh: sưu tầm
6.4. Sâm dây Ngọc Linh
Sâm được trồng ở vùng núi Ngọc Linh, nơi có khí hậu mát mẻ và thích hợp cho sự phát triển của loài cây này. Do điều kiện tự nhiên, sâm dây Ngọc Linh được coi là có nhiều tác dụng cực tốt. Sâm nổi tiếng với những tác dụng đáng kinh ngạc như giảm lo âu, chống trầm cảm, tăng cường trí nhớ, tốt cho sức khỏe hệ thần kinh, hỗ trợ cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh và cân bằng hoạt động não bộ. Với những lợi ích này, sâm dây Ngọc Linh rất thích hợp để mua tặng bạn bè, người thân.
![Đặc sản Măng Đen Sâm dây Ngọc Linh](https://static.vinwonders.com/production/dac-san-mang-den-9.jpg)
Ảnh: sưu tầm
6.5. Rượu vang sim Măng Đen
Một món quà sang trọng và ý nghĩa trong tour du lịch Kon Tum. Là kết hợp giữa trái sim rừng và công nghệ sản xuất rượu vang chất lượng. Với vị ngọt đậm và chua nhẹ, rượu vang sim có màu nâu đỏ bắt mắt và còn mang lại lợi ích làm đẹp da và chống lão hóa. Đây là lựa chọn tinh tế để tặng người thân và đối tác khi đến Kon Tum.
![Rượu vang sim](https://static.vinwonders.com/production/dac-san-mang-den-10.jpg)
Ảnh: sưu tầm
7. Những lưu ý khi đi du lịch Kon Tum
Kon Tum là một điểm đến du lịch hấp dẫn với nhiều cảnh quan thiên nhiên hoang sơ và bản sắc văn hóa độc đáo. Tuy nhiên, để có một chuyến đi an toàn và trọn vẹn, bạn cần lưu ý một số điều sau:
-
Bạn nên chuẩn bị áo mưa, giày dép chống trơn trượt và kiểm tra kỹ tình hình thời tiết trước khi khởi hành nếu đi du lịch Kon Tum vào mùa mưa.
-
Bạn nên tìm hiểu và tôn trọng văn hóa, phong tục tập quán của người dân địa phương để tránh những hành động thiếu tế nhị.
-
Khi đến thăm các làng dân tộc, bạn nên xin phép trước khi chụp ảnh và không nên tự ý chạm vào các đồ vật trong nhà.
-
Bạn nên ăn mặc lịch sự, kín đáo khi đến thăm các địa điểm tôn giáo như nhà thờ, chùa chiền.
-
Khi di chuyển bằng xe máy, bạn nên đội mũ bảo hiểm và tuân thủ luật lệ giao thông.
-
Nếu bạn có ý định trekking hoặc leo núi, hãy chuẩn bị kỹ lưỡng về sức khỏe, trang thiết bị và đi cùng người có kinh nghiệm.
-
Bạn nên cẩn thận với các loại côn trùng, đặc biệt là muỗi và vắt, khi đi vào rừng.
-
Nên mang theo thuốc chống muỗi, thuốc dị ứng và các loại thuốc cá nhân cần thiết khác.
-
Bạn nên chuẩn bị tiền mặt và đồ ăn nhẹ trước khi đến các vùng sâu, vùng xa.
-
Nếu bạn muốn mua sắm các sản phẩm đặc sản của địa phương, hãy đến các chợ truyền thống hoặc các cửa hàng uy tín để đảm bảo chất lượng và giá cả.
-
Người dân Kon Tum rất thân thiện và mến khách. Đừng ngại giao tiếp và hỏi thăm họ để có thêm những trải nghiệm thú vị trong chuyến đi của mình.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có chuyến đi du lịch Kon Tum an toàn, vui vẻ và ý nghĩa!
Theo: nguồn tổng hợp