-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Khoa Du lịch (Đại học Văn hóa Hà Nội) - Cơ sở đào tạo du lịch chất lượng cao
Khoa Du lịch (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) - Cơ sở đào tạo chất lượng cao của ngành Du lịch.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Khoa Du lịch (tiền thân là khoa Văn hóa Du lịch), trường Đại học Văn hóa Hà Nội là một trong những cơ sở đào tạo đầu tiên trong cả nước về lĩnh vực du lịch được thành lập ngày 23/ 08/ 2000 trên cơ sở chuyên ngành Văn hóa Du lịch, trực thuộc khoa Bảo tồn – Bảo tàng (nay là khoa Di sản văn hóa) từ năm 1993. Hiện tại, khoa đang đào tạo ngành Du lịch với 3 chuyên ngành:
- Chuyên ngành Văn hóa Du lịch
- Chuyên ngành Lữ hành - hướng dẫn du lịch
- Chuyên ngành Hướng dẫn du lịch quốc tế
Suốt 30 năm hình thành và phát triển, khoa trở thành địa chỉ quen thuộc và có uy tín trong việc đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao cho các tổ chức trong và ngoài ngành.
Với triết lý “Thay đổi tư duy – Khơi nguồn sáng tạo”, cùng slogan hành động “Đi cùng tri thức”, khoa Du lịch – trường Đại học Văn hóa Hà Nội từ lâu đã khẳng định được vị thế và thương hiệu trên thị trường đào tạo, cung ứng nhân lực du lịch.
SỨ MỆNH
Khoa Du lịch phấn đấu trở thành đơn vị có uy tín, có thương hiệu và tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu du lịch trong nước và quốc tế.
- Khẳng định vị thế hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học Du lịch
- Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao và trình độ cao ngành Du lịch, Quản lý nhà nước về du lịch, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
THÀNH TỰU TIÊU BIỂU
Sau 30 năm thành lập Khoa Du lịch đã đạt được nhiều thành tựu tiêu biểu:
- Đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc nhiều năm do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao tặng.
- Đạt nhiều giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học/tài năng khoa học trẻ Việt Nam của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Giải nhì chương trình văn nghệ Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
- Giải nhất kéo co, giải nhì aerobic trong ngày hội Thể dục thể thao toàn trường trong nhiều năm
- Hàng năm, khoa Du lịch luôn giữ vững vị trí là khoa có điểm chuẩn đầu vào cao nhất và có số lượng tuyển sinh đông nhất của trường
Đại học Văn hóa Hà Nội. Đồng thời, khoa Du lịch cũng là khoa có số lượng thủ khoa đầu vào nhiều nhất của trường Đại học Văn hóa Hà Nội:
+ Năm học 2019 – 2020: 5/ 5 thủ khoa đầu vào của trường Đại học Văn hóa Hà Nội là sinh viên khoa Du lịch.
+ Năm học 2020 – 2021: 4/ 5 thủ khoa đầu vào của trường Đại học Văn hóa Hà Nội là sinh viên khoa Du lịch.
+ Năm học 2021 – 2022: 4/ 5 thủ khoa đầu vào của trường Đại học Văn hóa Hà Nội là sinh viên khoa Du lịch.
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI
Khoa hướng tới thành lập những chuyên ngành đa dạng liên quan đến lĩnh vực du lịch. Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Nhà trường và ngành Văn hóa, Thể thao &Du lịch, của đất nước trong giai đoạn hội nhập quốc tế mạnh mẽ; nâng cao chất lượng đào tạo theo chuẩn đầu ra; đào tạo chất lượng cao theo mô hình tiên tiến. Trở thành cơ sở đào tạo đầu ngành trong công tác đào tạo, nghiên cứu lĩnh vực du lịch, quản lý nhà nước về du lịch có chất lượng và uy tín, ngang tầm với các trường đại học đào tạo về lĩnh vực này trong khu vực và trên thế giới.
Khoa có thể tham gia ký kết hợp đồng thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học, xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình và tài liệu tham khảo, tổ chức các khóa đào tạo ngắn hoặc dài hạn, hệ chính quy hoặc vừa làm vừa học… về vấn đề Du lịch, Văn hóa du lịch và các vấn đề khác có liên quan.
ĐÀO TẠO
Hiện khoa Du lịch đang tổ chức đào tạo ngành Du lịch với 3 chuyên ngành:
- Chuyên ngành Văn hóa Du lịch
- Chuyên ngành Lữ hành – Hướng dẫn du lịch
- Chuyên ngành Hướng dẫn du lịch quốc tế
* Các chương trình bồi dưỡng kiến thức về du lịch, các vấn liên quan đến văn hóa, du lịch.
Chương trình được xây dựng trên cơ sở tiếp cận các chương trình đào tạo của nhiều nước tiên tiến trên thế giới với hệ thống kiến thức về du lịch theo hai hướng:
- Nghiên cứu lý thuyết về du lịch: lịch sử hình thành, các loại tài nguyên du lịch, loại hình du lịch, các xu hướng phát triển du lịch…
- Nghiên cứu ứng dụng về du lịch: các hoạt động nghiệp vụ nhằm định hướng, điều chỉnh hoạt động du lịch, các hoạt động nghiệp vụ trong lĩnh vực dịch vụ du lịch…
Các chương trình đào tạo- bồi dưỡng nhân lực du lịch
- Chương trình đào tạo – bồi dưỡng HDV du lịch nội địa và quốc tế.
- Chương trình khai thác giá trị các di sản văn hóa trong kinh doanh du lịch
- Chương trình bồi dưỡng Nghiệp vụ kinh doanh lữ hành
- Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kinh doanh khách sạn – nhà hàng du lịch
- Chương trình đào tạo kỹ năng xây dựng sản phẩm du lịch
- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về du lịch cộng đồng
- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng tổ chức sự kiện văn hóa – du lịch
- Chương trình bồi dưỡng kiến thức Marketing du lịch
- Chương trình bồi dưỡng văn hóa doanh nghiệp du lịch
Các chương trình đào tạo chuyên sâu dành cho hướng dẫn viên, thuyết minh viên
- Chương trình đào tạo HDV, thuyết minh viên tại điểm.
- Chương trình đào tạo HDV theo tuyến – điểm
- Chương trình hiệu đính, mặc định thông tin cho HDV
- Chương trình đào tạo HDV chuyên đề
- Chương trình đào tạo kỹ năng thiết kế, lập các chương trình du lịch (tour).
- Chương trình đào tạo quản lý du lịch
- Các chương trình đào tạo theo yêu cầu
ƯU THẾ CỦA KHOA DU LỊCH
- Đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn; tính chuyên nghiệp cao; kiến thức chuyên sâu, chuyên biệt về Di sản văn hóa dân tộc.
- Chương trình Ngoại ngữ chuyên ngành Du lịch được đặc biệt coi trọng, ưu tiên về mọi mặt.
- Nội dung và phương pháp đào tạo: Chuyển đổi theo hướng đào tạo kỹ năng nghề nghiệp du lịch; đáp ứng theo phương châm: Đi cùng tri thức.
- Nội dung, chương trình đào tạo bám sát yêu cầu của thực tiễn hoạt động du lịch, góp phần chuẩn hóa, mặc định các kiến thức văn hóa - lịch sử cho người học, đặc biệt là các Hướng dẫn viên.
- Triển khai đào tạo bám sát, gắn bó mật thiết với thực tế; với nhiều chuyên đề nghiên cứu cụ thể để làm rõ, làm nổi bật các giá trị tiềm ẩn của văn hóa Việt Nam nhằm phục vụ tối đa cho hoạt động du lịch.
YÊU CẦU CHUẨN ĐẦU RA
Chuẩn về kiến thức
+ Vận dụng được những kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, pháp luật, khoa học xã hội nhân văn, kinh tế vào hoạt động ngành nghề.
+ Áp dụng được những kiến thức cơ bản về văn hóa Việt Nam, khoa học du lịch và nghiên cứu và giải quyết những vấn đề thực tiễn của lĩnh vực du lịch.
+ Hệ thống hóa được các kiến thức văn hóa du lịch, kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch để khởi nghiệp, tổ chức hoạt động kinh doanh, xây dựng sản phẩm, hướng dẫn du lịch cũng như quản lý hoạt động du lịch ở các địa phương, các doanh nghiệp du lịch; đáp ứng vị trí việc làm trong các doanh nghiệp, tổ chức liên quan đến du lịch
+ Sử dụng được kiến thức về ngoại ngữ chuyên ngành, công nghệ thông tin, công nghệ số trong cac shoajt động nghiên cứu và thực tiễn nghề nghiệp.
Chuẩn về kỹ năng
Kỹ năng chuyên môn:
+ Tổ chức, khai thác, phát huy có chọn lọc giá trị của các di sản văn hóa và thiên nhiên phục vụ hoạt động du lịch; sáng tạo, thiết kế xây dựng các chương trình, dự án phát triển du lịch; tổ chức khai thác, phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương để hình thành điểm đến, kinh doanh du lịch; thực hiện được công tác quản lý hoạt động du lịch tại các địa phương, doanh nghiệp, tạo sự phát triển du lịch bền vững.
+ Thuần thục các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành; lập kế hoạch kinh doanh, nghiên cứu vá đề xuất chiến lược phát triển kinh doanh; thiết kế sản phẩm, marketing, bán, tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đạt chất lượng, hiệu quả.
+ Thành thạo các nghiệp vụ hướng dẫn du lịch đối với du khách quốc tế ở thị trường trong và ngoài nước; truyền thông, tổ chức các sự kiện văn hóa - du lịch, hội nghị, hội thảo theo yêu cầu thực tiễn
+ Xử lý được các thông tin, tình huống xảy ra trong hoạt động du lịch, dảm bảo hiệu quả tối ưu trong công việc.
Kỹ năng bổ trợ:
+ Có khả năng giao tiếp, đàm phán, thuyết phục khách hàng và đối tác; khả năng lãnh đạo, thiết lập nhóm làm việc, xây dựng mối quan hệ theo yêu cầu công việc.
+ Có khả năng tư duy sáng tạo, độc lập, giải quyết các vấn đề; quản lý thời gian khoa học và làm việc trong môi trường biến động, đa văn hóa.
+ Đạt chuẩn tiếng Anh trình độ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; đạt chuẩn đầu ra tin học theo quy định hiện hành. Xử lý được ngoại ngữ Tiếng Anh chuyên ngành du lịch, công nghệ thông tin, công nghệ số trong các hoạt động nghiên cứu và thực tiễn nghề nghiệp.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm
+ Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ du lịch đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng thích nghi với những môi trường làm việc khác nhau. Chủ động, tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân.
+ Có năng lực tự chủ, tự định hướng, làm việc độc lập; biết cách sắp xếp, giải quyết hiệu quả các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn nghề nghiệp; dám nghĩ, dám làm, hoàn thành tốt công việc ở các vị trí khác nhau trong các doanh nghiệp, tổ chức du lịch.
+ Tuân thủ các quy định, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có trách nhiệm với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, với tổ chức tham gia, với cộng đồng xã hội; có phong cách, hành vi, ứng xử chuyên nghiệp.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Các hướng nghiên cứu chính:
Nghiên cứu các vấn đề Du lịch; Văn hóa du lịch; Du lịch văn hóa
Các đề tài, dự án tiêu biểu đã và đang thực hiện
Tham gia xây dựng các quy chuẩn, thực hiện nhiều đề tài khoa học công nghệ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC
Quan hệ hợp tác chặt chẽ với Tổng cụ du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các trường, học viện của nước Cộng hòa Pháp, Trung Quốc, Nga, các tổ chức phi chính phủ, các đại sứ quán, các quỹ quốc tế, các trung tâm phát triển cộng đồng...
Mở rộng quan hệ hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan trong lĩnh vực đào tạo về du lịch, quản lý nhà nước về du lịch, văn hóa và các vấn đề khác có liên quan.
Mở rộng mối quan hệ hợp tác với hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong nước và khu vực nhằm gắn đào tạo lý luận với thực tiễn.
Nguồn Khoa Du lịch - Đại học Văn hóa Hà Nội