-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
44 Di sản thế giới tại Việt Nam được Unesco vinh danh (Mới nhất)
Việt Nam có bao nhiêu di sản được Unesco công nhận, Các di sản thế giới được Unesco công nhận, Di sản Văn hóa Việt Nam được Unesco công nhận, Những di sản văn hóa được Unesco công nhận, Những di sản văn hóa phi vật thể được Unesco công nhận, Di sản thiên nhiên thế giới Việt Nam được Unesco công nhận luôn là những từ khóa được độc giả và du khách tìm kiếm. Mời bạn tham khảo 40 Di sản thế giới tại Việt Nam được Unesco vinh danh (Mới nhất).
Việt Nam là quốc gia được thiên nhiên ưu ái, một vùng đất có bề dày lịch sử và nền văn hóa đa dạng, thật tự hào khi đến nay đã có 40 di sản thiên nhiên, văn hóa, danh thắng, nghệ thuật, tín ngưỡng, tư liệu, khu dự trữ sinh quyển, địa chất của Việt Nam được UNESCO vinh danh.
Di Sản Thiên Nhiên Thế Giới tại Việt Nam: (03 Di Sản)
1. Vịnh Hạ Long:
Vịnh Hạ Long
Ngày 17/12/1994, vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới với giá trị ngoại hạng về mặt thẩm mỹ, lần thứ hai, vào ngày 2/12/2000 Vịnh Hạ Long tiếp tục được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chuẩn về giá trị địa chất, địa mạo.
2. Vườn Quốc Gia Phong Nha-Kẻ Bàng:
Phong nha kẻ bàng
Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới vào ngày 03/07/ 2003 với tiêu chí về địa chất, là một tập hợp bằng chứng ấn tượng về lịch sử trái đất.
3. Quần thể Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà (Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng) - Di sản Thiên nhiên Thế giới 2023
Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận Di sản Thế giới bởi nơi đây có các khu vực với vẻ đẹp thiên nhiên bao gồm đảo đá vôi có thảm thực vật che phủ; đỉnh nhọn núi đá vôi nhô lên trên mặt biển cùng với đặc điểm karst liên quan như các mái vòm, hang động. Cảnh trí ngoạn mục không bị tác động của các đảo có thảm thực vật che phủ, hồ nước mặn, đỉnh nhọn núi đá vôi với vách dựng đứng nhô lên trên biển cũng là một phần lý do.
"Vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà được xem là bảo tàng địa chất, chứa đựng những di sản với giá trị nổi bật toàn cầu. Nơi đây chứng kiến những thay đổi đặc trưng trong lịch sử phát triển của Trái đất", trích nhận xét từ Cục Di sản Văn hóa.
Di Sản Văn Hóa thế giới tại Việt Nam: (05 Di Sản)
01. Quần Thể Di Tích Cố Đô Huế:
Kinh thành Cố Đô Huế
Hội nghị lần thứ 17 của ủy ban Di sản Thế giới ngày 11/12/1993 đã công nhận Khu Di tích Cố đô Huế là Di sản Văn hóa Thế giới với tiêu chí: Huế thể hiện là một bằng chứng nổi bật của quyền lực phong kiến Việt Nam đã mất đỉnh cao của nó vào đầu thế kỉ XIX, và là một ví dụ nổi bật của một kinh đô phong kiến phương Đông.
02. Khu Đền Tháp Mỹ Sơn:
Đền Tháp Mỹ Sơn
Tại hội nghị lần thưa 23 của Ủy ban di sản Thế giới ngày 1/12/1999 đã công nhận khu di tích Chăm Mỹ Sơn là Di sản Văn hóa Thế giới với tiêu chí: là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa với sự hội nhập vào văn hóa bản địa, những ảnh hưởng bên ngoài đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo, và tiêu chí phản ánh sinh động tiến trình phát triển của văn hóa Chămpa trong lịch sử văn hóa Đông Nam Á.
03. Đô Thị Hội An:
Phố Cổ Hội An
Ngày 4/12/1999 UNESCO đã công nhận đô thị cổ Hội An là Di sản Văn hóa Thế giới dựa trên hai tiêu chí: là di sản nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ tại một thương cảng quốc tế và là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn trọn vẹn.
04. Khu Di Tích Trung Tâm Hoàng Thành Thăng Long- Hà Nội:
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long
Ngày 31/07/2010, tại kì họp lần thứ 34, Ủy ban Di sản Thế giới đã công nhận khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội là Di sản Văn hóa Thế giới với tiêu chí: minh chứng cho sự giao lưu ảnh hưởng chủ yếu đến từ Trung Quốc ở phía bắc và Vương quốc Champa ở phía nam và tiêu chí minh chứng cho truyền thống văn hóa lâu đời của người dân Việt được thành lập ở đồng bằng sông Hồng, đó là trung tâm quyền lực từ thế kỉ VII cho đến tận ngày nay, và tiêu chí: liên quan trực tiếp tới nhiều sự kiện văn hóa- lịch sử quan trọng.
05. Thành Nhà Hồ:
Thành Nhà Hồ
Kì họp lần thứ 35 của ủy ban Di sản Thế giới vào ngày 27/06/2011 ở Paris đã chính thức đưa Thành nhà Hồ vào danh mục di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới với hai tiêu chí: là biểu hiện rõ rệt của sự giao thoa, trao đổi quan trọng các giá trị nhân văn giữa Việt nam và các quốc gia Đông Á, Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIV- đầu thế kỉ XX, và tiêu chí là ví dụ nổi bật về một kiểu kiến trúc Hoàng thành biểu hiện cho quyền lực Hoàng gia tiêu biểu ở phương Đông, vừa là một pháo đài quân sự bề thế, chắc chắn, uy nghiêm.
Di Sản Văn hóa Thiên nhiên Hỗn Hợp: (01 Di Sản)
01. Quần Thể Danh Thắng Tràng An:
Quần thể danh thắng Tràng An
Tràng An đã trở thành di sản văn hóa và thiên nhiên Thế giới sau cuộc họp lần thứ 38 của UNESCO tại Doha, Quatar theo các tiêu chí về văn hóa, thẩm mỹ và các giá trị đại chất, địa mạo. Như vậy, Tràng An đã trở thành di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam được công nhận.
Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể: (16 Di Sản)
01. Nhã Nhạc Cung Đình Huế:
Nhã Nhạc Cung Đình Huế
Ngày 07/11/2003 nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO đưa vào danh mục kiệt tác
phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Huế song hành một lúc hai di sản văn hóa vật thể và phi vật thể- đánh dấu bước ngoặt về giá trị văn hóa vùng đất này.
02. Không Gian Văn Hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên:
Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại vào ngày 15/11/2005. Cồng chiêng Tây Nguyên rất đa dạng, phong phú, đã đi vào sử thi Tây Nguyên để khẳng định tính trường tồn của loại nhạc cụ này.
03. Dân ca Quan Họ Bắc Ninh:
Quan họ Bắc Ninh
Ngày 30/9/2009, quan họ đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Quan họ Bắc Ninh là những làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ, tập trung chủ yếu ở vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh và Bắc Giang) và là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam và được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua phương thức truyền khẩu.
04. Ca Trù:
Ca Trù
Ngày 1/10/2009, ca trù được công nhận là di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp. Đây là di sản văn hóa thế giới có vùng ảnh hưởng lớn nhất ở Việt Nam, có phạm vi tới 15 tỉnh, thành ở phía Bắc
05. Hát Xoan:
Hát xoan
UNESCO đã công nhận hát xoan - Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vào ngày 24/11/2011với những giá trị cộng đồng trong việc sáng tạo và truyền dạy từ đời này qua đời khác. Hát Xoan đã tồn tại hơn 2.000 năm, là di sản văn hóa dân gian hết sức quý báu.
06. Đờn Ca Tài Tử Nam Bộ:
Đờn ca tài tử Nam Bộ
Ngày 5/12/2013, UNESCO công nhận nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại với các tiêu chí: Được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và liên tục được tái tạo thông qua trao đổi văn hóa, thể hiện sự hòa hợp văn hóa và tôn trọng văn hóa riêng của các cộng đồng, dân tộc.
07. Dân Ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh:
Hát dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân ca chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thuộc miền Trung Việt Nam. Dân ca ví giặm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể ngày 27/11/2014 tại Paris (Pháp).
08. Lễ Hội Gióng:
Lễ Hội Gióng
UNESCO đã chính thức công nhận Hội Gióng là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào ngày 16/11/2010. Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
09. Tín Ngưỡng Thờ Cúng Hùng Vương:
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
Ngày 06/12/2012, UNESCO đã chính thức công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện cho nhân loại.
10. Nghi Lễ Và Trò Chơi Kéo Co:
Trò chơi kéo co
“Nghi lễ và Trò chơi kéo co” ở Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc, Philippines chính thức được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại ngày 2/12/2015 tại Namibia.
11. Thực Hành Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Tam Phủ:
Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ mang những nét đẹp nhân văn rất Việt Nam
Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ là một hình thức thờ cúng người Mẹ hóa thân ở các miền trời, sông nước, rừng núi được hình thành trên nền tảng của tín ngưỡng thờ Nữ thần. Được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại ngày 01/12/2016 tại nước Cộng hòa dân chủ Liên bang Ethiopia.
12. Nghệ Thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam:
Các nghệ nhân trình diễn nghệ thuật Bài Chòi tại Phố cổ Hội An, Quảng Nam
Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ Việt Nam (ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Đà Nẵng) là một loại hình nghệ thuật đa dạng, kết hợp âm nhạc, thơ ca, diễn xuất, hội họa và văn học được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại ngày 07/12/2017 tại Hàn Quốc.
13. Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái (công nhận năm 2019)
Hát Then là một loại hình diễn xướng dân gian tổng hợp gồm: ca, nhạc, múa và diễn trò. Thực hành Then là nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Tày, Nùng, Thái, phản ánh quan niệm của họ về con người, thế giới tự nhiên và vũ trụ. Ngày 13/12/2019, Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện Nhân loại.
14. Nghệ thuật Xòe Thái (công nhận năm 2021)
Nghệ thuật Xòe Thái là loại hình múa truyền thống đặc sắc, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của cộng đồng người Thái ở 4 tỉnh Tây Bắc của Việt Nam là: Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Yên Bái. Âm nhạc cho múa Xòe cũng thể hiện quan điểm về thế giới quan, nhân sinh quan của người xưa. Tháng 12/2021, hồ sơ Nghệ thuật Xòe Thái đã được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện Nhân loại.
15. Nghệ thuật làm Gốm của người Chăm (công nhận năm 2022)
Nghệ thuật làm Gốm độc đáo của đồng bào Chăm (Gốm Chăm) tại làng Bàu Trúc (tỉnh Ninh Thuận) tồn tại từ khoảng cuối thế kỷ XII. Đến nay, Bàu Trúc được xem là một trong số rất ít những làng gốm cổ ở Đông Nam Á còn giữ lại cách sản xuất gốm thô sơ từ ngàn xưa. Toàn bộ quy trình làm Gốm Chăm của đồng bào Chăm toát lên một giá trị nghệ thuật đặc trưng, bảo lưu thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hóa của người Chăm ở Việt Nam. Tuy nhiên, dù đã có nhiều nỗ lực bảo vệ, song nghề gốm của người Chăm đang đứng trước nguy cơ mai một. Ngày 29/11/2022, Nghệ thuật làm Gốm của người Chăm chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện Nhân loại./.
16. Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam (công nhận năm 2024)
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra từ ngày 22 đến 27/4 âm lịch, trong miếu Bà Chúa Xứ núi Sam và khu vực bệ đá thờ Bà trên núi Sam, là các nghi thức tâm linh và diễn xướng nghệ thuật, biểu hiện niềm tin, sự biết ơn Mẹ Đất - Mẹ Xứ sở của cộng đồng các dân tộc Việt, Chăm, Khmer và Hoa ở Châu Đốc, An Giang. Bà Chúa Xứ là vị thánh Mẫu trong tín ngưỡng thờ nữ thần, luôn che chở, phù trợ cho dân chúng. Tục lễ Bà, tham gia lễ hội để thỏa mãn niềm tin và sự mong cầu về sức khỏe, bình an và tài lộc của cộng đồng Khmer, Chăm, Hoa, Việt ở Châu Đốc, An Giang cũng như cư dân vùng Tây Nam Bộ.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là sự kế thừa, tiếp thu, tích hợp và sáng tạo của cư dân Việt trong quá trình khẩn hoang và là sự tổng hòa của tín ngưỡng thờ Mẫu của các dân tộc Việt, Chăm, Khmer và Hoa. Lễ hội nhằm tôn vinh Nữ thần bảo trợ, ban tài, lộc, sức khỏe, bình an cho người dân địa phương, đồng thời là môi trường giáo dục truyền thống đạo đức “uống nước nhớ nguồn”, nhắc nhở công lao dựng nước, giữ nước của cha ông, đề cao vai trò của người phụ nữ và thể hiện sự giao thoa trong sáng tạo, thực hành văn hóa và sự hòa hợp của các dân tộc cùng chung đức tin trong cùng một phạm vi lãnh thổ. Ngày 04/12/2024, Di sản Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Di sản Tư liệu thế giới tại Việt Nam: (07 Di Sản)
01. Mộc Bản Triều Nguyễn:
Mộc bản triều Nguyễn
Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO công nhận ngày 31/7/2009.
02. Bia Đá Các Khoa Thi Tiến Sĩ Triều Lê và Mạc:
Bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê và Mạc
Tháng 3/2010, 82 tấm bia tiến sĩ của các khoa thi dưới triều Lê - Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới. Đây là những tấm bia tiến sĩ duy nhất trên thế giới có bài ký (văn bia) không chỉ lưu danh những tiến sĩ đã thi đỗ trong các kỳ thi trải dài suốt gần 300 năm (từ 1442 đến 1779) mà còn ghi lại lịch sử các khoa thi và triết lý của triều đại về nền giáo dục và đào tạo, sử dụng nhân tài, do đó có tác động to lớn đối với xã hội đương thời và hậu thế.
03. Mộc Bản Chùa Vĩnh Nghiêm:
Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm
Ngày 16/5/2012, Ủy ban UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã chính thức ghi danh Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm vào danh mục Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Chùa Vĩnh Nghiêm hiện lưu giữ và bảo tồn nhiều bộ ván kinh Phật, kho Mộc bản còn lưu hơn 10 đầu sách với 3.050 bản khắc.
04. Châu Bản Triều Nguyễn:
Châu Bản Triều Nguyễn
Ngày 14/5/2014, tại Hội nghị toàn thể lần thứ 6 Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, hồ sơ “Châu bản triều Nguyễn” chính thức được ghi danh vào danh mục Di sản tư liệu Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO.
05. Hệ Thống Thơ Văn Trên Kiến Trúc Cung Đình Huế:
Hệ thống thơ văn được chạm khắc tinh xảo trên kiến trúc cung đình Huế
Ngày 19/5/2016, Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
06. Mộc Bản Trường Học Phúc Giang:
Trang sách "Tính lý toản yếu đại toàn
Với những giá trị đặc biệt ngày 19/5/2016, Mộc bản trường học Phúc Giang đã được Ủy ban chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO công nhận là Di sản tư liệu và ghi danh vào danh mục Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
07. Hoàng Hoa Sứ Trình Đồ:
Hành trình đi sứ Trung Hoa
Hoàng hoa sứ trình đồ là tập bản đồ ghi chép với nhiều hình ảnh, thông tin phong phú, quý giá về hành trình đi sứ của sứ thần Đại Việt thế kỷ XVIII Tại Hội nghị Toàn thể lần thứ 8 Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương (MOWCAP) của UNESCO tại Gwangju, Hàn Quốc, Hồ sơ "Hoàng Hoa sứ trình đồ" đã được ghi vào danh sách các di sản tư liệu của MOWCAP.
Khu Dự Trữ Sinh Quyển Thế giới tại Việt Nam: (09 Di Sản)
1. Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (2000).
Rừng ngập mặn Cần Giờ, huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh được tổ chức UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2000
2. Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai (2001).
Hồ Trị An
Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai nằm trên địa bàn 5 tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng và Đắk Nông. Trong đó gồm Vườn Quốc gia Cát Tiên, Khu Bảo tồn thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, Khu Bảo tồn vùng nước nội địa Trị An - Đồng Nai, Khu Ramsar Bàu Sấu và Khu Di sản Thiên nhiên Thế giới Cát Tiên. Được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới ngày 10-11-2001
3. Khu dự trữ sinh quyển Châu thổ sông Hồng (2004).
Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng được UNESCO công nhận ngày 2/12/2004. Đây là khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước ven biển thuộc 3 tỉnh châu thổ sông Hồng là Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình
4. Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà (2004).
Nơi đây gồm có rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rặng san hô, thảm rong - cỏ biển, hệ thống hang động, tùng áng. Ngày 2/12/2004, khu dự trữ sinh quyển Cát Bà vinh dự được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
5. Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang (2006).
Nơi đây có rừng tràm trên đất ngập nước, rừng trên núi đá – núi đá vôi, hệ sinh thái biển mà trong đó tiêu biểu là thảm cỏ biển gắn liền với loài động vật quý hiếm là bò biển... Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang được UNESCO công nhận ngày 27/10/2006
6. Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An (2007).
Khu dự trữ sinh quyển thế giới miền Tây Nghệ An (Khu SQTG) được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) chính thức công nhận vào ngày 18/9/2007 và là Khu SQTG được công nhận thứ 6 của Việt Nam
7. Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm (2009).
Với các hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển, rong biển được bảo tồn khá tốt, nghiên cứu bảo tồn phát triển giống loài đang có nguy cơ tuyệt chủng và nằm trong sách đỏ như tôm hùm, ốc vú nàng, cua đá, bào ngư... Ngày 26.5.2009, tại đảo Jeju - Hàn Quốc, Ủy ban Điều phối quốc tế Chương trình con người và sinh quyển của UNESCO đã công nhận Cù Lao Chàm - Hội An là Khu dự trữ sinh quyển thế giới
8. Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau (2009).
Ngày 26/5/2009 UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau, Trong đó, bao gồm các vùng rừng ngập mặn diễn thế nguyên sinh trên đất mới bồi tạo nên bãi sinh đẻ và nuôi dưỡng con non các loài thủy, hải sản cho cả một vùng rộng lớn - Vịnh Thái Lan
9. Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang (Đà Lạt) (2015).
Khu dữ trữ sinh quyển thế giới LangBiang, khu dữ trữ sinh quyễn đầu tiên tại Tây Nguyên – Trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyễn thế giới ngày 15/6/2015 ở Paris, Cộng Hòa Pháp.
Công Viên Địa Chất Toàn Cầu tại Việt Nam: (03 Di Sản)
01. Công Viên Đá Đồng Văn:
Công viên đá Đồng Văn
Năm 2010, cao nguyên đá Đồng Văn chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất toàn cầu với hàng loạt di sản về địa chất, địa tầng, kiến trúc cùng những nét văn hóa độc đáo của đồng bào vùng cao.
02. Công viên địa chất Non Nước Cao Bằng:
Thác Bản Giốc
Paris ngày 12/4/2018, Hội đồng Chấp hành UNESCO tại Kỳ họp lần thứ 204 tại Paris, Pháp đã thông qua Nghị quyết công nhận Công viên Địa chất Non Nước Cao Bằng là Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO (CVĐCTC)
03. Công viên Địa chất Đắk Nông:
Thác Liêng Nung, xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông
Ngày 07/07/2020 tại Trụ sở UNESCO ở Paris, Ủy ban Chương trình và Quan hệ Quốc tế của Hội đồng Chấp hành UNESCO lần thứ 209 đã thông qua Quyết định của Hội đồng Công viên Địa chất toàn cầu công nhận Công viên Địa chất Đắk Nông là Công viên Địa chất toàn cầu.
Tổng hợp